Hiển thị các bài đăng có nhãn Coffee Bean & Tea Leaf. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Coffee Bean & Tea Leaf. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Bài toán cho thương hiệu chuỗi cà phê

Thị trường Việt Nam, ngoài những chuỗi cà phê lớn như Starbucks,Milano, Trung Nguyên, Coffee Bean & Tea Leaf... nay lại đón nhận thêm làn gió mới, đó là chuỗi cà phê thương hiệu Mỹ Dunkin’ Donuts đã chính thức vào thị trường VN với cửa hàng đầu tiên trên đường Nguyễn Đức Cảnh (Q 7, TP.HCM) vừa được khai trương tối 22-11.

Sự đổ bộ của các thương hiệu cà phê lớn như Gloria Jeans Coffee, The Coffee Bean & Tea Leaf, nay lại có thêm Dunkin’ Donuts vào thị trường Việt Nam đang khiến nhiều doanh nghiệp đành tạm co gọn, thậm chí đóng cửa, để dồn lực phát triển lâu dài.


Theo sự phân tích của bà Nguyễn Thị Phi Vân, chuyên gia tư vấn tiếp thị thương hiệu, phụ trách Gloria Jeans Coffee khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng: "Cho đến thời điểm hiện nay, các thương hiệu cà phê nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vẫn còn trong tư thế dè chừng, ngay cả Starbucks. Nếu hiểu cho đúng thì chiến lược của họ tại Việt Nam không nhằm mục đích ồ ạt phát triển để nhận lãi ngay. Bởi vì, cà phê Cappuccino và Espresso là khái niệm còn mới và gu uống cũng chưa quen tại Việt Nam, hơn nữa với thị trường 80 triệu dân thì việc phát triển và lợi nhuận phải từ 10 năm trở lên". kinh doanh chuỗi, chi phí quản lý rất nặng nên ít nhất phải có 10 cửa hàng thì mới bù được chi phí hoạt động. Có những thị trường phải mở 20 - 25 cửa hàng mới có lời, vì mặt bằng bất động sản quá cao.

Với một bài toán "không có lãi" trong 5, 7 năm đầu tiên là đương nhiên được đặt ra. Vì vậy, việc đặt chân vào Việt Nam thời điểm này vẫn chỉ là đặt nền tảng cho thương hiệu phát triển về lâu dài, chứ không thể nhìn vào hiện tại để nói chiến lược kinh doanh của họ không thành công.

Cách đây 10 năm, Gloria Jeans Coffee đã vào thị trường Indonesia và nhanh chóng mở 15 cửa hàng. Tuy nhiên, họ cũng nhanh chóng đóng cửa gần hết số cửa hàng đó và hiện tại chỉ còn lại 2. Nguyên nhân thất bại được cho là do người nhận nhượng quyền khi đó chỉ lo mở rộng hệ thống cửa hàng mà không tìm hiểu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Gloria Jean’s Coffee có thể là đại diện cho sự thất bại kinh doanh chuỗi cà phê tại Việt Nam. Vào thị trường từ năm 2006, đến năm 2011 chuỗi này đạt con số 6 cửa hàng. Từ đó đến nay, thương hiệu này vẫn không có gì mới, thậm chí họ còn đóng cửa “biểu tượng” của Gloria Jean’s trên đường Đồng Khởi. Highlands Coffee cũng than lỗ và đang được thay đổi diện mạo. Hãng đã mở rộng menu và bán voucher giảm giá trên các trang groupon để phục vụ nhiều tầng lớp khách hàng hơn.

Một chuỗi cà phê nhượng quyền khác cũng thể hiện nhiều tham vọng là The Coffee Bean & Tea Leaf. Ông Andrew Nguyễn, người đưa thương hiệu này về Việt Nam, đã đặt ra kế hoạch mở 18 cửa hàng cho đến cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ còn 4 tháng nữa là hết năm 2013 nhưng The Coffee Bean & Tea Leaf chỉ mới có 11 cửa hàng.

Ông Đoàn Đình Hoàng, Chuyên gia thương hiệu cũng là nhà sáng lập chuỗi cà phê Passio, cho rằng một khi có mặt Starbucks thì sức ép cạnh tranh đối với The Coffee Bean & Tea Leaf và Gloria Jean’s sẽ rất lớn.

Bên cạnh đó, việc quản lý các khu phức hợp trung tâm thương mại lại thiếu kinh nghiệm, quy hoạch các ngành nghề cùng lĩnh vực thiếu khoa học, ai muốn vào bán thì vào, các đơn vị kinh doanh không có sự sắp xếp vị trí để bổ sung cho nhau mà lại "ăn vào nhau", nên cũng gây ra khó khăn trong kinh doanh.

Loại hình kinh doanh cà phê Take Away lại gây được nhiều sự quan tâm của nhiều người, chúng ta có thể thấy nó xuất hiện ở nhiều tuyến đường thuộc quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình... Không chỉ quán cóc, vỉa hè, cà phê rang xay tại chỗ mà ngay những nơi có không gian cho khách ngồi nhâm nhi, tán gẫu cũng đề biển “Cà phê mang đi”.

Chỉ riêng con đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh có 5-6 quán. Quán cà phê theo kiểu Milano trên đường này có không gian lớn nhưng bán theo phong cách “cà phê mang đi” nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Đối tượng nhắm đến là nhân viên văn phòng, người lao động nên mức giá khá mềm, 8.000-10.000 đồng. Chi phí mặt bằng và nhân viên bằng 0, chỉ cần chăm chỉ và bán hàng chất lượng sẽ thu hút nhiều khách ghé đến.

Điểm cộng cho cà phê mang đi là loại cốc dành để đóng gói được thiết kế đẹp mắt, chất liệu tốt và khá chắc chắn, vệ sinh và phù hợp với khách bình dân và một điều là nó mang tính di động, tiện lợi hơn.
Vậy các doanh nghiệp đã thử với loại hình nhà di động thông minh để giải quyết bài toán khó này hay chưa?