Hiển thị các bài đăng có nhãn thức ăn nhanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thức ăn nhanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Thương hiệu thức ăn nhanh KFC đã phát triển như thế nào?

KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken, một trong thương hiệu thuộc tập đoàn YUM Brands Inc (Hoa Kỳ).
      KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Thương hiệu này gắn liền với tên tuổi của Sanders bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Qua thời gian, bằng sự cố gắng nỗ lực và đam mê của mình, ông đã được thống đốc bang Kentucky phong tặng tước hiệu "Kentucky Colonel vào năm 1935". Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông đã tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 fanchise ở US và ở Canada.
http://thebusiness.vn/UserFiles/Articles/CrescentMall_KFC.jpg
    PepsiCo, Inc mua lại thương hiệu KFC và công bố bộ ba nhà hàng thức ăn nhanh - KFC, Taco Bell và Pizza Hut thành hệ thống nhà hàng lớn nhất thế giới với hơn 30 000 cửa hàng tại hơn 100 vùng quốc gia và lãnh thổ.
      Năm 2002, KFC tự hào giới thiệu một công thức mới vẫn lưu giữ gia vị "finger - lickin" công thức cũ của Sanders nhưng cho thêm Zero Grams of Trans fat per có trong loại dầu ăn mới.
       KFC đạt được thành công vang dội với hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10 000 nhà hàng tại 92 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng quyền đang tạo việc làm cho hơn 200 000 người trên toàn thế giới. KFC phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hàng năm và khoảng 7 triệu thực khách một ngày trên toàn thế giới (dữ liệu 1998).
      Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với 50% dân số ở độ tuổi dưới 35 và sự trỗi dậy mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu. Vì vậy, sự xuất hiện của thức ăn nhanh KFC trên thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu.
      Bảy năm phát triển không hiệu quả là bảy năm thương hiệu gà rán KFC Việt Nam phải bù lỗ ...nhưng KFC vẫn không bỏ cuộc mà vẫn kiên trì bám trụ ở Việt Nam như đợi một phép màu kì diệu
http://www.doanhnhansaigon.vn/files/articles/2012/1070288/thuc-an-nhanh-large.jpg

      Bước đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, KFC đã sử dụng chiến thuật định giá hợp lý để thâm nhập thị trường một cách thận trọng, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi đối thủ cạnh tranh đuổi kịp.
      Ngoài ra, KFC cũng xác định chiến lược phân phối rõ ràng, đánh vào tâm lý chuộng đồ Tây, chuyên nghiệp trong ăn uống của giới trẻ. Theo đó, đối tượng khách hàng tiềm năng mà KFC nhắm đến chính là giới trẻ và đây cũng là mục tiêu chiến lược kinh doanh dài hạn của KFC, phù hợp với cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam. Qua số liệu nghiên cứu, KFC là sản phẩm thức ăn nhanh được sử dụng nhiều nhất bởi nhóm học sinh, sinh viên. KFC đã mở rộng mạng lưới, chủ yếu nhắm đến các thành phố lớn, nơi thuận tiện đi lại, tập trung các bạn trẻ nhiều như trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí…
      Và rõ ràng chiến lược này đã có hiệu quả. Năm 2006, thực sự là thời kỳ bùng nổ của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC tại TP.HCM khi mà người dân bắt đầu chuộng thức ăn nhanh vì hợp khẩu vị và sự tiện lợi của nó.
      Như vậy, có thể thấy với chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam với mục tiêu thương hiệu KFC là mang đến cho người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Giải pháp cho các đại gia thức ăn nhanh tại Việt Nam

     Thị trường thức ăn nhanh trong nước hiện nay đang chứng  kiến cuộc đua khốc liệt nhưng hoàn toàn vắng bóng các doanh nghiệp Việt Nam.
     Theo đánh giá của giới nghiên cứu thị trường thức ăn nhanh, Việt Nam đang là một thị trường rất tiềm năng. Người dân Việt mới chỉ hình thành thói quen dùng thức ăn nhanh kiểu Tây  khoảng 15 năm nay. Điều này cho thấy dư địa phát triển thị trường còn rất lớn. Theo đó, với dân số hơn 90 triệu người, trong đó khoảng 65% là người trong độ tuổi dưới 35, những người sẵn sàng chi tiền để thưởng thức những món ăn lạ, hấp dẫn từ các cửa hàng thức ăn nhanh.
    Hiện  thị trường thức ăn nhanh Việt Nam  đã có gần như đủ hết các tên tuổi lớn trên thế giới.  Đó là những tập đoàn thức ăn nhanh như: Jollibee (Philippines), KFC (Hoa Kỳ) và Lotteria (Hàn Quốc) đã đầu tư mở các cửa hàng thức ăn nhanh tại TPHCM. Từ năm 2004 đến nay, số cửa hàng của 3 thương hiệu lớn  trên tăng lên nhanh chóng. Lotteria hiện đang dẫn đầu về số lượng với khoảng 146 cửa hàng, KFC khoảng 134 cửa hàng và Jollibee với chừng 30 cửa hàng. Song song đó, thị trường thức ăn nhanh còn có thêm nhiều cái tên đình đám khác như: Pizza Hut, Domino Pizza, Subway, đặc biệt là cuộc đổ bộ của thương hiệu thức ăn nhanh lớn thứ 2 của Hoa Kỳ Burger King vào năm 2012.
http://laodong.com.vn/Uploaded/phamthuhien/2013_11_24/mcdonalds2411_NORQ.jpg
    Và sắp tới đây, đầu năm 2014, Gã khổng lồ McDonald's (Hoa Kỳ) - một trong những thương hiệu dẫn đầu thị trường thức ăn nhanh thế giới - sẽ vào thị trường Việt Nam. Điều này được dự báo sẽ tạo ra một cuộc đua kỳ thú  giữa các thương hiệu thức ăn nhanh nhằm giành lấy thị phần cho mình. Dù chưa có cửa hàng nào ở Việt Nam, McDonald's cho biết kế hoạch của họ sẽ mở 100 cửa hàng tại thị trường Việt Nam trong tương lai. 
     Trước áp lực từ Mc Donald's,  Jollibee, KFC, Lotteria đã quyết định cho đóng cửa một vài cửa hàng kinh doanh không tốt để giảm bớt gánh nặng tài chính. Ngược lại,  Burger King  sẵn sàng chi một khoản tiền không nhỏ để thuê lại những mặt bằng “đắc địa” của đối thủ nhằm nhanh chóng mở rộng chuỗi cửa hàng.. Hiện tại, Burger King đã có 17 cửa hàng và họ vẫn đang đẩy mạnh phát triển, trung bình 1 tháng, Burger King mở thêm 2 cửa hàng. Bất chấp tín hiệu không tốt từ doanh thu của các cửa hàng, Burger King vẫn chạy đua phát triển chuỗi cửa hàng của mình. Theo quan điểm của 1 số chuyên gia trong nghành F&B, thì Burger King có thể chấp nhận bài học “7 năm mới có lợi nhuận” của KFC, vì nhìn chung, tỷ lệ người dân sử dụng thực phẩm fastfood vẫn còn khá thấp. Có một số ý kiến e ngại cho rằng: việc chịu lỗ thời gian đầu của KFC sẽ nhẹ nhàng hơn việc đơn phương phát triển theo hình thức nhượng quyền mà công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Thực phẩm & Giải khát Việt Nam (VFBS) đang theo đuổi.
http://www.hotvteen.vn/wp-content/uploads/2012/11/DSCF3470.jpg
    Để mở rộng và phát triển chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, các cửa hàng cần phát triển thêm hệ thống tại khu vực đông dân cư, các trung tâm mua sắm và gần vị trí trường học, bởi theo thống kê, khách hàng có nhu cầu cao nhất muốn tiêu dùng các loại sản phẩm thức ăn nhanh đa phần là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Đa số các thực khách tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đều có những yêu cầu nhất định đối với dịch vụ thức ăn nhanh đó là: ngon, rẻ, tiện lợi. Vì thế các doanh nghiệp thức ăn nhanh cần thể hiện 1 phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên, trong toàn bộ hệ thống các cửa hàng thức ăn nhanh mà còn là sự điều chỉnh hàng loạt các cửa hàng với sự tiện lợi nhất dành cho khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm thức ăn nhanh .
    Ngoài ra cần chú ý đến các hoạt động PR, củng cố thương hiệu bằng các hoạt động xã hội, song song đó cần chú ý đến thời gian xây dựng các chuỗi cửa hàng nhằm tiết kiệm chi phí nhân công và gia tăng thời gian kinh doanh.
 Nguồn: Zing News