Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tập đoàn Sumitomo Corporation quan tâm đến khu đất vàng TPHCM

Chiều 21/11, chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã tiếp ông Hirokazu Higashino, giám đốc phụ trách bộ phận Đầu tư bất động sản nước ngoài và cao ốc của tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) cho biết đang rất quan tâm đến các dự án bất động sản ở VN.

Khu đất vàng Lê Duẩn - Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM) được tập đoàn này quan tâm và muốn đầu tư vào để xây dựng một cao ốc dành cho các nhà đầu tư Nhật Bản vốn đang tăng nhanh ở VN. Ngoài ra, Sumitomo Corporation cũng quan tâm đến dự án đầu tư vào trung tâm tài chính thương mại Thủ Thiêm rộng 20 hecta.

Tập đoàn này sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh việc cấp phép cũng như triển khai dự án của tập đoàn, đồng thời đề nghị trước mắt Sumitomo cần thúc đẩy nhanh việc triển khai gói thầu tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7 km mà Sumitomo là một trong những nhà thầu chính. Về dự án xây dựng cao ốc khu đất vàng, sắp tới TP.HCM sẽ đưa ra bán đấu giá khu đất này và rất ủng hộ Sumitomo tham gia.

Chiều cùng ngày, chủ tịch Lê Hoàng Quân cũng đã có buổi tiếp chuyện với ông Hiroshi Fukada, tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại VN đến chào xã giao nhân nhiệm kỳ công tác tại VN.
Ông Hisoshi Fakada cho rằng với sự phát triển năng động, TP.HCM là địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản. Tuy nhiên, để tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như phát triển bền vững TP.HCM cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển đi liền với bảo vệ môi trường xanh, cải cách thủ tục hành chính…

Tính đến nay, ở TP.HCM có khoảng 600 dự án của các nhà đầu tư Nhật với số vốn hơn 3 tỷ USD.

Nguồn: Tuổi trẻ.


Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Xu thế bất động sản Việt Nam

Bất động sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, vì vậy những chuyển biến trong ngành này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chung của nền kinh tế đất nước.

Trong những năm gần đây, ngành bất động sản rơi vào tình trạng đình trệ, đối mặt nhiều khó khăn. Ngay cả hai thành phố lớn như TpHCM và Hà Nội,nhiều cao ốc văn phòng lớn có tỉ lệ chỗ trống còn khá lớn; Các nhà đầu tư tập trung vào phân khúc căn hộ giá thấp, tuy nhiên thị trường này cũng hầu như trầm lắng trong năm 2012.

Do nền kinh tế khủng hoảng, giá nhà đất vẫn ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Bên cạnh đó, cơ cấu bất động sản không cân đối, tỷ trọng nhà ở chung cư hiện chỉ chiếm khoảng 4% tổng số nhà ở đô thị của cả nước. Hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện, hầu như chịu phụ thuộc lớn vào chính sách tiền tệ, tín dụng. Ngoài ra, hiện tượng đầu cơ, đội giá “ảo” trở nên khá phổ biến, gây mất ổn định trên thị trường. Hơn nữa, tốc độ triển khai các dự án bất động sản còn chậm, gây tâm lý bất an cho người dân.

Tại một số tỉnh thành lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh miền Đông Nam bộ… khoảng 3 năm trở lại đây giá bất động sản biến động theo chiều hướng giảm, có thời điểm giảm đến 40 – 50%. Tình hình này dẫn đến nhiều bất lợi cho các nhà đầu tư. Đó là chưa kể lãi suất ngân hàng tăng cao và giảm lượng cho vay, khiến không ít doanh nghiệp thua lỗ.Theo thống kê, trong năm 2010, cả nước xây mới khoảng 85 triệu m2 nhà ở, nhưng chỉ khoảng 30% do doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh, còn lại 70% do người dân tự xây. Điều này cho thấy, nhu cầu về chỗ ở, kể cả văn phòng làm việc, khách sạn, dịch vụ thương mại tại tất cả các địa phương là rất lớn. Tuy nhiên, tính bất ổn trong giao dịch bất động sản thời gian gần đây đã bộc phát nhiều rủi ro.
Trước những khó khăn của ngành bất động sản trong nước, nhiều giải pháp được đưa ra để cứu nguy cho ngành này,trong số đó, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến một mô hình đầu tư mới : sử dụng kiểu nhà EBS block ( Nhà tiền chế dễ dàng di chuyển) thay vì dùng nhà xây truyền thống . EBS block là một kiểu nhà được làm sẵn với đầy đủ tiện nghi; thời gian xây lắp nhanh - bằng khoảng một nửa thời gian xây dựng một ngôi nhà gạch vữa thông thường; cần ít nhân công trong quá trình lắp ghép; mẫu mã đẹp;Và một tính năng đặc biệt gây ấn tượng  mà bạn không thể tìm được từ các ngôi nhà thông thường  khác đó là sự dễ dàng di chuyển, bởi EBS block được lắp đặt một bộ phận cơ khí bên trong, làm ngôi nhà có thể mở ra hay gấp lại chỉ vài thao tác đơn giản, vì vậy có thể được di chuyển dễ dàng từ nơi này sang nơi khác . Giải pháp sử dụng kiểu nhà này đang mở ra một hướng đi mới và hiệu quả cho ngành bất động sản.

Dân số tăng, nhu cầu nhà ở, nhà làm việc luôn là một nhu cầu thiết yếu của mọi người dân, nhưng đứng trước tình hình kinh tế hiện nay, giá nhà mặc dù giảm nhưng vẫn còn quá cao so với thu nhập của người dân,sở hữu một ngôi nhà hay văn phòng gần như là một giấc mơ. Vì thế,viêc tìm ra một hình thức đầu tư mới, với giá cả phù hợp hơn, tiện lợi và hấp dẫn hơn không chỉ là một giải pháp cứu lấy chính nhà đầu tư mà còn là một bước tiến giúp tình hình bất động sản trong nước giải quyết phần nào khó khăn.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Thị trường nhà đất vẫn ngủ đông

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu dự báo thị trường địa ốc có thể phải cần thêm 5 năm nữa mới giải phóng được lượng hàng tồn kho khổng lồ vì thế lúc này không thể ảo tưởng về viễn cảnh phục hồi.

Tại hội thảo Triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản diễn ra ngày 13/6, nhiều chuyên gia bất động sản tỏ ra bi quan về tương lai của ngành địa ốc trong 3-5 năm tới dù gói 30.000 tỷ đồng đang được các ngân hàng ráo riết khởi động.

Theo ông Châu, một trong những lý do chưa thể lạc quan về khả năng phục hồi của thị trường trong ngắn hạn vì các gói giải pháp hỗ trợ bất động sản được triển khai quá trễ nải. Thủ tướng làm việc với lãnh đạo TP HCM ngày 18/12 năm ngoái nhưng đến 15/5 Ngân hàng Nhà nước mới có những thông tư hướng dẫn cho vay gói 30.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến quá trình thực hiện còn vướng nhiều thủ tục. "Sự giải cứu còn quá chậm so với tính cấp bách của tình hình", lãnh đạo Hiệp hội bất động sản TP HCM nhận xét.

Đặc biệt quan tâm đến nợ xấu, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield (Việt Nam), Chris Brown bình luận: "Thị trường bất động sản Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Đầu tư trong nước sẽ không phục hồi nhanh chóng nếu không có sự điều chỉnh kịp thời về giá đất và giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu".

Ông Chris Brown tin rằng tỉ lệ nợ xấu tại Việt Nam cao hơn con số 6% được báo cáo và hầu hết là thuộc lĩnh vực địa ốc. Thậm chí, ông còn cho hay một số chuyên gia ước tính nợ xấu bất động sản chiếm hơn 70% các khoản nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại các khoản nợ xấu và tài sản liên quan không được công khai từ các ngân hàng và các chủ đầu tư. Đây là điều rất không có lợi cho nền kinh tế và thị trường. "Nếu ngân hàng và các nhà đầu tư không nhanh chóng giải quyết các khoản nợ xấu này, thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi", chuyên gia này nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty đầu tư dịch vụ Kiến Á, Trần Lê Khánh dự báo: "Thị trường đang ở đáy của chữ U và chưa ai dám chắc khi nào gió sẽ đổi chiều. Nếu các giải pháp hỗ trợ hiệu quả có thể trong 3 năm tới bất động sản sẽ có cơ hội phục hồi".

Tuy nhiên, ông Khánh đưa ra lời khuyên, để khai thông hàng tồn, cách tốt nhất là mỗi chủ đầu tư cần phải có giải pháp riêng cho mình. Doanh nghiệp không nên trông chờ vào những chính sách hỗ trợ vì mọi gói giải cứu đều có giới hạn và chỉ phục vụ cho một số đối tượng nhất định.

Đồng tình với ông Chris Brown, Giáo sư Đặng Hùng Võ thừa nhận: "Địa ốc không thể phục hồi nếu nợ xấu chưa thể giải quyết dứt điểm. Các chính sách hỗ trợ phân khúc nhà giá rẻ, điển hình như gói 30.000 tỷ đồng chỉ là một trong những giải pháp giúp làm tăng niềm tin cho thị trường".

Tiến sĩ Võ chỉ ra nghịch lý đang tồn tại là thu nhập trung bình của người dân Việt Nam so với giá nhà ở đang chênh lệch đến 25 lần. Một con số ngất ngưỡng trong khi ở hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển tỷ lệ này khá thấp, chỉ gấp 2-4 lần.

Theo ông Võ, trên thực tế, cơ chế cấp tín dụng ưu đãi cũng như việc rà soát cho chuyển đổi dự án mới chỉ được thực hiện nhằm tăng cung cho khu vực nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, chưa động tới khu vực bất động sản tồn kho. Việc giải quyết các dự án tồn đọng vẫn chưa thấy rõ đường nét cụ thể.

Chuyên gia này đề xuất gói giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc. Một là gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Hai là giảm tiền thuê đất năm 2013-2014 đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất.

Gói giải pháp thứ ba nhắm đến vai trò của nhà băng. Theo đó, các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ để cho các đối tượng được tiếp cận nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ với lãi suất thấp. Thứ tư là có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội. Song song đó cần ban hành chính sách tín dụng ưu đãi để người dân tiếp cận được dòng sản phẩm này.

Giải pháp thứ năm theo ông Võ, Việt Nam cần sớm hình thành các định chế tài chính mới. Đó là Quỹ Tiết kiệm nhà ở, Quỹ Đầu tư bất động sản, Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản. Và giải pháp cuối cùng, cũng là giải pháp "nặng đô" nhất là rà soát, đánh giá lại nợ xấu, phân loại các khoản nợ xấu theo nhiều tiêu chí để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng tình huống.
(Theo VNexpress)