Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh te. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh te. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Đầu tư gì khi vàng, đôla, chứng khoán biến động?

Giá vàng thế giới ngày 04/06/2013 đã đột ngột tăng gần 2% cao nhất trong tuần, trong khi đồng đô la giảm giá sau khi số liệu sản xuất của Mỹ gây thất vọng 
Tinh hình giá vàng giao chốt phiên tăng 18,9 USD lên 1.411,9 USD/oz. Giá vàng tăng khi chứng khoán Mỹ và đồng USD giảm giá, sau báo cáo của Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) công bố ngày 3/6, cho thấy chỉ số sản xuất ISM tháng 5 giảm tháng thứ 3 liên tiếp, từ 50,7% tháng 4 xuống còn 49,0% trong tháng 5. Đây là mức thấp nhất gần 4 năm, kể từ tháng 6/2009, thúc đẩy nhà đầu tư cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ duy trì tốc độ của kích thích kinh tế.


 Chỉ số Dollar Index, thước đo của đồng tiền Mỹ so với sáu đồng tiền chủ chốt, giảm 0,8% còn 82,681, mức thấp nhất trong ba tuần ghi nhận sự suy giảm lớn nhất của đồng USD kể từ ngày 10/1.

Trên thị trường vật chất, nhu cầu vẫn duy trì khá mạnh. Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu 162 tấn vàng trong tháng 5, con số cao hơn nhiều so với dự đoán. Cũng trong tháng 5, doanh số bán vàng xu của US Mint đạt 70.000 ounce, sau khi bán 209.500 ounce trong tháng 4.

Các cán bộ IMF cho rằng việc Chính phủ Việt Nam yêu cầu các ngân hàng ngừng huy động và cho vay bằng vàng là có hiệu quả trong việc thúc đẩy hơn nữa ổn định khu vực tài chính. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã tăng sau năm 2012, nhưng mức độ biến động của giá vàng trong nước đã giảm đáng kể. Từ quý IV/2008, "việc đổ xô đi tìm nơi trú ẩn an toàn” trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đã góp phần làm giá vàng thế giới tăng mạnh.

Đồng thời, mức độ biến động giá vàng thế giới cũng tăng. Giá thế giới tăng và mức biến động cao hơn của thị trường thế giới đã được truyền tải vào thị trường vàng Việt Nam. Tiếp đó, biến động cao hơn của thị trường vàng trong nước lại được truyền tải vào thị trường ngoại hối do mối quan hệ giữa hai thị trường tài sản này vì vai trò của vàng là tài sản tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam. Sự biến động của ngoại hối và vàng đã đặt bảng cân đối của các ngân hàng Việt Nam vào tình trạng rủi ro thông qua một vài kênh, bao gồm cả rủi ro tín dụng và thanh khoản. Bên cạnh đó, bảng cân đối tài sản của ngân hàng cũng bị mất cân đối về kỳ hạn và đồng tiền. Đồng thời, việc nhập khẩu lượng vàng lớn đã làm giảm dự trữ quốc tế năm 2009. Trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu ổn định hơn, giá vàng thế giới cuối cùng đã bắt đầu giảm dần vào Quí 3/2012.

Các biện pháp đã thực hiện của Chính phủ Việt Nam được thúc đẩy do một số yếu tố nhằm nâng cao khả năng vận hành của thị trường. Thứ nhất là tăng cường ổn định tài chính bằng cách giảm mức độ rủi ro của các ngân hàng liên quan đến tài sản nợ và có bằng vàng trên bảng cân đối tài sản của mình. Thứ hai, giảm mức độ biến động trên thị trường ngoại hối và vàng và qua đó nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ. Thứ ba, cuối cùng là giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Thứ tư, về lâu dài, kỳ vọng là thị trường vàng và ngoại hối ổn định hơn, và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung sẽ góp phần giảm mức độ nắm giữ vàng, cải thiện cán cân vãng lai và chuyển đổi từ vàng sang các tài sản “phục vụ sản xuất”.


Với  tình hình giá vàng, đô la trồi xụt liên tục như vậy thì đâu là thị trường tốt và an toàn cho những nhà đầu tư tài ba?