Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường nhà đất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường nhà đất. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Xu Hướng Phát Triển "3 Tốc Độ " Của Thị Trường Nhà Đất Thế Giới

Thị trường bất động sản thế giới đang chứng kiến ba xu hướng khác nhau - Xu hướng "ba tốc độ" phát triển.
Thứ nhất, thị trường bất động sản phát triển mạnh trong nền đang phát triển nhanh và nền kinh tế mới nổi. Trong năm 2012, Hồng Kông là nơi có giá nhà đất tăng nhanh nhất (24,5%). Thị trường bất động sản phát triển mạnh tại các nước đang phát triển. Dẫn đầu là Brazil, bất động sản tăng giá đến 12,8%. Nam Phi 11,1%, Ấn Độ 10,7%, và Trung Quốc 3,3%.


Thứ hai, thị trường nhà đất của Mỹ sẽ duy trì tốc độ phục hồi cao hơn. Thị trường bất động sản Mỹ đang phục hồi. Giá nhà đã tăng 9,3% trong vòng 1 năm qua trên 1 nền tảng vững chắc.
          Cuối cùng, những ảnh hưởng tiêu cực lan rộng hầu khắp thị trường bất động sản tại châu Âu (trừ Đức). Thị trường bất động sảncủa Tây Ban Nha sẽ tiếp tục giảm, sau khi giảm 7,7% trong vòng 1 năm. Giá nhà giảm nhanh ở Hà Lan (-7%) và bắt đầu có dấu hiệu chùng xuống ở Pháp (-1,7%). Giá nhà Anh bị đình trệ trong suốt năm qua, với tỷ lệ tăng chưa đến 1%. Đức là nuớc châu Âu duy nhất duy trì tốc độ tăng giá bất động sản ổn định (+3,4%).


        

Trước những biến động phức tạp của thị trường nhà đất, nhiều nhà đầu tư cũng như người dân trên thế giới  bắt đầu tìm mua nhà  với các hình thức an toàn và  giá cả phù hợp hơn. Một loại nhà được ưa chuộng trong tình hình này là  nhà tiền chế làm từ các container (nhà container). Nhà container đuợc lắp đặt sẵn các thiết bị tiện ích, với đầy đủ nhà tắm, phòng ngủ, toilet, phòng khách, bếp … được thiết kế và trang trí theo yêu cầu người dùng. Do nhà đựợc làm từ các container chở hàng nên rất bền chắc trước các yếu tố khắc nghiệt của khí hậu. Nhà container cho phép việc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách dễ dàng và nhanh chóng, nên người ta còn dùng nó như một  dạng mobile home – nhà di động. Bạn đã từng bao giờ sống trong nhà container chưa? Tại sao không thử một lần sở hữu căn nhà vừa đẹp vừa tiện nghi như vậy nhỉ? 

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Giá nhà đất ÚC cao nhất thế giới và giải pháp mới cho người nghèo mua nhà

Úc là đất nước đang nằm trong danh sách những nước có giá nhà đất cao nhất thế giới, mặc dù  đây
là một đất nước có diện tích rộng lớn đứng thứ sáu trên thế giới.
Thị trường nhà đất Úc đang trong tình trạng tăng cao mất kiểm soát, đặc biệt tại các thành phố lớn như: Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth, và Canberra.


Thống kê từ trụ sở bất động sản Úc quý 1 năm 2013 cho biết,  giá một ngôi nhà tầm trung ở: Sydney là 673,700 AUD, ở Melbourne là 545,000 AUD, ở Brisbane là 430,000 AUD, ở Canberra là 482,000 AUD, và ở Perth: 505,000 AUD. Nhiều người phải chọn mua nhà tại các ngoại ô, ven thành phố để giảm chi phí. Giá một ngôi  nhà ba phòng ngủ  ở vùng ngoại ô Melbourne cũng có giá tầm 300,000 AUD.
Do đâu một đất nước “đất rộng người thưa” như Úc lại có giá nhà  ở mức cao như vậy ?Một trong nguyên nhân chính là do chính phủ tiểu bang ÚC ít đầu tư đất công để xây dựng thêm nhà cho cư dân. Hơn 80% dân số ÚC sống tập trung ở các thành phố ven biển nhưng đất dư để xây nhà ở những nơi này không nhiều. Người dân thường chỉ thích tụ tập đến những nơi có việc làm, gần công sở, gần bạn bè. Điều đó làm cho giá nhà đất ở Sydney thêm đắt đỏ. Hơn nữa, giá nhà ở ÚC mắc còn do gần đây giới thầu khoán xây nhà ít hơn bởi việc đầu tư  xây nhà rồi bán lại không còn nhiều lãi như trước trong khi dân số ÚC ngày một tăng nhanh chủ yếu là nhập cư.
Những người có khả  năng mua nhà ở thành phố lớn đa phần là những đại gia lớn trong lẫn ngoài nước, họ đầu tư bất động sản và chờ cơ hội để bán ra kiếm lời.  Còn với  nhiều công dân bình thường Úc, thậm chí với những người có việc làm  ổn định nhiều năm , thì chuyện sở hữu một ngôi nhà riêng đang dần trở thành một giấc mơ.



Vậy khi không có đất, đất trong  khu vực quy hoạch bị "treo", giá đất đắt đỏ  thì làm sao mua nhà khiến nhiều hộ dân với mức thu nhập trung bình và thấp phải đau đầu, nhiều người đã lựa chọn phương án  tìm mua nhà container, nhà di động với chi phí rẻ hơn để ở. Hầu hết những ưu điểm của loại nhà này gần như thuyết phục được người có thu nhập thấp. Khách hàng chỉ cần bỏ khoảng 20.000 AUD - 40.000 AUD là có thể sở hữu một căn nhà container với đầy đủ tiện nghi, thời gian thi công nhanh: bằng khoảng một nửa thời gian xây dựng gạch vữa thông thường, giảm 70% chi phí xây dựng móng và dễ dàng di chuyển đến bất kỳ nơi nào họ thích.

Thị trường nhà đất Úc vẫn tiếp tục tăng cao, việc tìm ra giải pháp nhà ở vừa tiện nghi vừa ít tốn kém cho những người có thu nhập thấp luôn là vấn đề cấp thiết. Và nhà containernhà di động chính là một giải pháp tối ưu cho tình hình này.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Du lịch thế giới đang phục hồi nhanh ảnh hưởng đến du lịch Úc như thế nào?

Theo tổ chức  du lịch thế giới thuộc liên hợp quốc (UNWTO), du lịch và lữ hành đã trở thành một trong những ngành lớn nhất thế giới tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu

Những năm gần đây, do kinh tế thế giới suy thoái, thất nghiệp tăng lên. Ngành du lịch gặp nhiều khó khăn.

Năm 2009, ước tính du lịch thế giới đã giảm khoảng 40%so với các năm trước đó, tuy nhiên sự phục hồi của ngành du lịch đã bắt đầu từ cuối năm 2009, 2010.


Mặc dù du lịch thế giới năm 2011, 2012 vẫn chưa có nhiều khởi sắc,tình hình du lịch thế giới còn trầm lắng nhưng cũng đã có bước lạc quan hơn. Ngành du lịch thế giới có tốc độ phục hồi nhanh nhất so với các ngành kinh tế khác.

Trong năm 2012, số du khách Châu Âu  tăng 3%; số du khách Châu Á tăng 7%; trong khi số du khách trên toàn thế giới tăng 4% so với năm 2011.
Theo dự báo của  UNWTO “Tầm nhìn Du lịch 2020”, trong đó khẳng định du lịch thế giới sẽ liên tục tăng trưởng và sẽ đạt số khách du lịch quốc tế 1,6 tỷ lượt người vào năm 2020. UNWTO dự báo các khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất vào năm 2020 sẽ là châu Âu (chiếm 45,9% thị trường du lịch toàn cầu), Đông Á và Thái Bình Dương (chiếm 25,4%), châu Mỹ (chiếm 18,1%), tiếp sau là châu Phi (5%), Trung Đông (4,4%) và Nam Á (1,2%).Đến năm 2030, con số đó sẽ tăng lên 1,8 tỷ lượt người.

Tương tự tình hình chung trên thế giới, ngành du lịch Úc cũng có các bước phục hồi qua các năm.
Năm 2010 khoảng 5,8 triệu lượt khách quốc tế đã đến các địa điểm du lịchcủa nước này, tăng 4,3% so với năm 2009.

Gần đây nhất, ngày 29/10/ 2013, chính phủ Úc công bố số liệu cho thấy 6,2 triệu du khách quốc tế đã viếng thăm Úc trong năm 2102.
Chính phủ Úc cho hay Tourism Australia, cơ quan đặc trách du lịch quốc gia, phải tập trung mọi nỗ lực vào các thị trường quốc tế, đặc biệt thị trường Châu Á.
Bộ trưởngThương mại Andrew Robb cũng cho hay Tourism Australia phải tập trung hoàn toàn vào việc thu hút du khách nước ngoài.
Ông phát biểu:“Nay đã tới lúc trao lĩnh vực du lịch nội địa cho các tiểu bang và vùng lãnh thổ”.



Nhiều địa danh du lịch tại Úc như: Công viên quốc gia Kakadu, rạn san hô Great Barrier, đảo Whitsunday của QueenLand, cảng Sydney, thành phố Melbourne vv… được du khách yêu thích và nổi tiếng khắp thế giới.

Như vậy tình hình chung của ngành du lịch thế giới đang có những bước khởi sắc từng ngày. Trong xu hướng đó, Úc, một đất nước xinh đẹp rộng lớn cũng có đang có những bứoc tiến lạc quan trong ngành du lịch, hứa hẹn mang đến những lợi nhuận cho các nhà đầu tư du lịch cũng như nền kinh tế đất nước này.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Thị trường nhà đất vẫn ngủ đông

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu dự báo thị trường địa ốc có thể phải cần thêm 5 năm nữa mới giải phóng được lượng hàng tồn kho khổng lồ vì thế lúc này không thể ảo tưởng về viễn cảnh phục hồi.

Tại hội thảo Triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản diễn ra ngày 13/6, nhiều chuyên gia bất động sản tỏ ra bi quan về tương lai của ngành địa ốc trong 3-5 năm tới dù gói 30.000 tỷ đồng đang được các ngân hàng ráo riết khởi động.

Theo ông Châu, một trong những lý do chưa thể lạc quan về khả năng phục hồi của thị trường trong ngắn hạn vì các gói giải pháp hỗ trợ bất động sản được triển khai quá trễ nải. Thủ tướng làm việc với lãnh đạo TP HCM ngày 18/12 năm ngoái nhưng đến 15/5 Ngân hàng Nhà nước mới có những thông tư hướng dẫn cho vay gói 30.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến quá trình thực hiện còn vướng nhiều thủ tục. "Sự giải cứu còn quá chậm so với tính cấp bách của tình hình", lãnh đạo Hiệp hội bất động sản TP HCM nhận xét.

Đặc biệt quan tâm đến nợ xấu, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield (Việt Nam), Chris Brown bình luận: "Thị trường bất động sản Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Đầu tư trong nước sẽ không phục hồi nhanh chóng nếu không có sự điều chỉnh kịp thời về giá đất và giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu".

Ông Chris Brown tin rằng tỉ lệ nợ xấu tại Việt Nam cao hơn con số 6% được báo cáo và hầu hết là thuộc lĩnh vực địa ốc. Thậm chí, ông còn cho hay một số chuyên gia ước tính nợ xấu bất động sản chiếm hơn 70% các khoản nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại các khoản nợ xấu và tài sản liên quan không được công khai từ các ngân hàng và các chủ đầu tư. Đây là điều rất không có lợi cho nền kinh tế và thị trường. "Nếu ngân hàng và các nhà đầu tư không nhanh chóng giải quyết các khoản nợ xấu này, thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi", chuyên gia này nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty đầu tư dịch vụ Kiến Á, Trần Lê Khánh dự báo: "Thị trường đang ở đáy của chữ U và chưa ai dám chắc khi nào gió sẽ đổi chiều. Nếu các giải pháp hỗ trợ hiệu quả có thể trong 3 năm tới bất động sản sẽ có cơ hội phục hồi".

Tuy nhiên, ông Khánh đưa ra lời khuyên, để khai thông hàng tồn, cách tốt nhất là mỗi chủ đầu tư cần phải có giải pháp riêng cho mình. Doanh nghiệp không nên trông chờ vào những chính sách hỗ trợ vì mọi gói giải cứu đều có giới hạn và chỉ phục vụ cho một số đối tượng nhất định.

Đồng tình với ông Chris Brown, Giáo sư Đặng Hùng Võ thừa nhận: "Địa ốc không thể phục hồi nếu nợ xấu chưa thể giải quyết dứt điểm. Các chính sách hỗ trợ phân khúc nhà giá rẻ, điển hình như gói 30.000 tỷ đồng chỉ là một trong những giải pháp giúp làm tăng niềm tin cho thị trường".

Tiến sĩ Võ chỉ ra nghịch lý đang tồn tại là thu nhập trung bình của người dân Việt Nam so với giá nhà ở đang chênh lệch đến 25 lần. Một con số ngất ngưỡng trong khi ở hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển tỷ lệ này khá thấp, chỉ gấp 2-4 lần.

Theo ông Võ, trên thực tế, cơ chế cấp tín dụng ưu đãi cũng như việc rà soát cho chuyển đổi dự án mới chỉ được thực hiện nhằm tăng cung cho khu vực nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, chưa động tới khu vực bất động sản tồn kho. Việc giải quyết các dự án tồn đọng vẫn chưa thấy rõ đường nét cụ thể.

Chuyên gia này đề xuất gói giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc. Một là gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Hai là giảm tiền thuê đất năm 2013-2014 đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất.

Gói giải pháp thứ ba nhắm đến vai trò của nhà băng. Theo đó, các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ để cho các đối tượng được tiếp cận nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ với lãi suất thấp. Thứ tư là có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội. Song song đó cần ban hành chính sách tín dụng ưu đãi để người dân tiếp cận được dòng sản phẩm này.

Giải pháp thứ năm theo ông Võ, Việt Nam cần sớm hình thành các định chế tài chính mới. Đó là Quỹ Tiết kiệm nhà ở, Quỹ Đầu tư bất động sản, Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản. Và giải pháp cuối cùng, cũng là giải pháp "nặng đô" nhất là rà soát, đánh giá lại nợ xấu, phân loại các khoản nợ xấu theo nhiều tiêu chí để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng tình huống.
(Theo VNexpress)